Viêm niệu đạo dùng thuốc gì?

Đã đăng 21/08/2019

viêm niệu đạo dùng thuốc gì
Hình minh họa

Viêm niệu đạo dùng thuốc gì để bệnh nhanh khỏi là mối quan tâm của nhiều người. Bởi thực tế, bệnh gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân tham khảo một số thuốc điều trị viêm niệu đạo hiện nay.

Bài thuốc dân gian chữa viêm niệu đạo

Những bệnh nhân bị viêm niệu đạo giai đoạn nhẹ, có thể tìm hiểu và sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây.

Những bài thuốc này có nguyên liệu dễ tìm, an toàn và điều trị bệnh hiệu quả. Bao gồm:

Rễ cỏ tranh

Viêm niệu đạo uống thuốc gì? Người bệnh có thể dùng rễ cỏ tranh để điều trị bệnh. Bởi rễ cỏ tranh có tác dụng trong việc lợi tiểu, tiêu ứ huyết, thải độc cơ thể hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm niệu đạo bằng rễ cỏ tranh như sau: Chuẩn bị 30g rễ cỏ tranh và một số nguyên liệu khác như râu ngô 40g, hoa cúc 5g và xa tiền tử 25g.

Sau đó trộn đều các nguyên liệu trên, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày, người bệnh hãm khoảng 50g thuốc với nước sôi để uống.

Cây dứa dại

Cây dứa dại có vị ngọt, tính mát, có tác dung thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.

Nên được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh lý như viêm gan, viêm thận thủy thũng, viêm niệu đạo.

Để chữa viêm niệu đạo, người bệnh cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Dứa dại, kim ngân hoa, ý dĩ mỗi vị 16g.
  • Trạch tả, cam thảo nam mỗi vị 12g.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, người bệnh sắc với 750ml nước. Đun đến khi nước cạn còn 300ml nước thì tắt bếp, uống 2 lần trên/ngày trước khi ăn.

Giá đậu xanh

Từ lâu, giá được biết là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, bên cạnh đó còn có tác dụng làm mát và lợi tiểu hiệu quả. Nên người bệnh viêm niệu đạo có thể tận dụng những công dụng này để chữa bệnh.

Để trị viêm niệu đạo bằng giá, người bệnh chuẩn bị khoảng 500g giá đậu xanh, sau đó rửa sạch và ép lấy nước uống. Nếu khó uống, có thể cho thêm 1 thìa đường và uống mỗi ngày 2 lần.

Rau dừa nước

Rau dừa nước có công dụng chữa bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quàng và giúp khắc phục bệnh lý viêm đường tiết niệu rất tốt.

Với bài thuốc dân gian này, người bệnh rửa sạch rau dừa nước sau đó phơi khô và dùng dần.

Mỗi lần dùng, lấy khoảng 200g rau dừa nước đem đi nấu canh và ăn liên tục khoảng 7 – 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo cũng có tác dụng lợi tiểu, thông đàm… nên được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo.

Trước tiên, người bệnh cần chuẩn bị kim tiền thảo khoảng 15 – 60g. Sau đó, sắc kim tiền thảo và uống mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

Cây mã đề

Nhờ các đặc tính như vị ngọt, tính hàn nên cây mã đề có nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có chữa viêm niệu đạo.

Do đó, nếu bạn đang mắc viêm niệu đạo, có thể dùng bài thuốc bao gồm 300 – 500g hạt mã đề và hạt ý dĩ để chữa bệnh.

Cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh sao chín 2 vị thuốc trên, sau đó đem đi tán mịn.

Trước khi ăn, pha bột thuốc uống chung với nước, mỗi ngày uống 3 lần. Nếu sử dụng liên tục bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện đáng kể.

Hạ khô thảo

Hạ khổ thảo có tác dụng kháng khuẩn và hạn chế vi khuẩn tấn công nhờ các chất đắng và saponosid acid có trong hạ khô thảo.

Do đó, bệnh nhân bị viêm niệu đạo có thể sử dụng hạ khô thảo để cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

Người bệnh chuẩn bị 8 – 10g hạ khô thảo và khoảng 5g cam thảo.

Sau đó, rửa sạch 2 nguyên liệu này và đun sôi với 600ml nước đến khi còn một nửa nước thì tắt bếp. Người bệnh lấy nước đã đun sôi và uống nhiều lần trong ngày.

Thuốc Tây y chữa viêm niệu đạo

Hiện nay có rất nhiều thuốc Tây y, thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo. Tuy nhiên, việc chỉ định dùng thuốc nào là do bác sĩ quyết định, người bệnh không tự ý mua thuốc về uống.

Tránh để việc dùng thuốc không phù hợp mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, khiến bệnh nặng nề và có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị viêm niệu đạo:

Azithromycin

Azithromycin là thuốc có hiệu quả nhanh hơn so với những thuốc chữa viêm niệu đạo khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng thuốc này, đặc biệt là những người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

Cụ thể, nếu sau khi làm xét nghiệm kết quả là dương tính người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị.

Tuy nhiên, nếu viêm niệu đạo là do HIV hay bệnh giang mai thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác như zithromycin hoặc thuốc tiêm enicillin.

Thuốc Azithromycin có tác dụng nhận diện và hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Đồng thời, giảm các triệu chứng viêm niệu đạo, hạn chế lây nhiễm các bệnh lây qua đường giao hợp.

Kháng sinh Mycoplama genitalium

Nếu được chỉ định dùng Mycoplasma genitalium người bệnh trì sử dụng liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sau khi dùng đủ 3 tháng, người bệnh cần tái khám để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Kháng sinh trị viêm niệu đạo

Người bệnh có thể sử dụng một trong 2 thuốc sau:

  • Doxycyclin 100mg uống 2 viên/ngày, dùng liên tục trong 1 tuần.
  • Tetracycline 500mg mỗi ngày uống 4 viên/4 lần, dùng trong 1 tuần.

Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm niệu đạo

Khi đang dùng thuốc điều trị viêm âm đạo, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để tránh bệnh tái phát:

  • Giao hợp an toàn, nên đeo bao cao su để tránh vi khuẩn lây nhiễm sang bạn tình.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nên vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn tấn công niệu đạo.
  • Đi tiểu khi có nhu cầu để loại bỏ vi khuẩn có hại.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất, đặc biệt nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước.
  • Tập luyện, vận động hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhằm chống những tác nhân gây bệnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt.

Như vậy, với những thông tin chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu rõ viêm niệu đạo dùng thuốc gì. Hãy tham khảo ý kiến trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào để đảm sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.

Tra cứu