Quercetin là gì?

Đã đăng 28/03/2019

Quercetin là gì

Quercetin là một sắc tố được tìm thấy nhiều trong thiên nhiên, chúng có trong các loại trái cây chúng ta sử dụng hàng ngày. Quercetin mang lại một số lợi ích sức khỏe và giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Quercetin là gì?

Quercetin chứa chất flavonol, đây là một chất chống oxy hóa đặc biệt có trong thực vật và rất có lợi cho sức khỏe. Trong cơ thể chúng ta không thể tạo ra quercetin, nhưng nhiều loại trái cây, rau củ và đồ uống có quercetin.

Quercetin được tìm thấy ở đâu?

Quercetin có nhiều trong các loại trái cây và rau củ như: trà, hành tây, vỏ táo hay trái cây họ cam chanh… Bên cạnh đó, quercetin cón xuất hiện ở trong quả mận, nho đỏ, anh đào, việt quất, quả mâm xôi, dầu ô liu, rượu vang đỏ. Các loại thảo mộc như rau mùi tây, cây xô thơm, bạch quả, trà xanh, đen và kiều mạch.

Đặc biệt trong lá cây chùm ngây có chứa quercetin 3–O– –glucoside mà không phải ai cũng biết. Bạn có thể xác định các hợp chất isoquercetin từ cao lá chùm ngây bằng phương pháp TLC tỉ trọng. Theo nghiên cứu chùm ngây có chưa rất nhiều chất quan trọng để chống oxy hóa như oleanoic acid, –sitosterol terpenoid, flavonoids…. Chùm ngây là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam, mang giá trị dinh dưỡng cao và nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của Quercetin?

  • Chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do không ổn định trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh và nhanh chóng lão hóa. Ngoài ra, những yếu tố góp phần tạo ra gốc tự do như ô nhiễm, hút thuốc lá, hiệu ứng nhà kính…
  • Giảm viêm: Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với những chấn thương, sau khi phẫu thuật và có thể tự lành. Tuy nhiên, viêm mãn tính sẽ gây hại cho cơ thể. Quercetin có thể giúp giảm viêm và chống viêm khớp.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến thần kinh: Quercetin có thể giúp ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer hoặc Parkinson. Những gốc tự do là nguyên nhân gây mất oxy hóa, thần kinh bị kích thích quá độ có thể góp phần phát triển các bệnh thoái hóa thần kinh. Các đặc tính chống oxy hóa của quercetin có thể giúp chống lại các gốc tự do.
  • Giảm triệu chứng dị ứng: Nghiên cứu cho thấy quercetin là một loại thuốc kháng histamine hiệu quả, vì nó hạn chế lượng histamine được giải phóng khỏi cơ thể. Những đặc tính chống dị ứng này chỉ ra rằng quercetin cũng có thể giúp điều trị bệnh viêm phế quản và hen suyễn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Chế độ ăn uống đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, như bệnh tim và đột quỵ. Bởi vì trái cây và rau quả có chứa flavonoid có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh này. Quercetin được cho là có khả năng cải thiện sức khỏe tế bào mạch máu và lưu lượng máu qua các động mạch ở những người mắc bệnh tim.
  • Ngăn ngừa ung thư: Quercetin chứa các đặc tính chống ung thư, giúp ngăn ngừa lây lan các tế bào ung thư trong cơ thể. Ăn nhiều trái cây và rau quả chứa flavonoid, ngăn chặn các bệnh ung thư da và tuyến tiền liệt.
  • Hạ huyết áp: Nếu bạn uống bổ sung nhưng loại thuốc có chứa quercetin, sẽ làm giảm huyết áp cao rất hiệu quả. Theo đó, những người thừa cân, béo phì sử dụng khoảng 150mg quercetin mỗi ngày lượng cholesterol xấu trong máu sẽ thấp hơn, cũng như giảm huyết áp tâm thu.

Sử dụng quercetin như thế nào?

Bạn có thể thu nạp quercetin bằng cách bổ sung nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày vào chế độ ăn.

Hành tây có mức quercetin cao nhất so với các sản phẩm được thử nghiệm khác, chứa khoảng 300 mg mỗi kg.

Nếu mọi người dùng quercetin như một chất bổ sung, liều phổ biến nhất là 500 mg/ngày, nhưng một số người có thể dùng tới 1.000 mg mỗi ngày.

Các chất bổ sung có thể bao gồm các chất khác như bromelain hoặc vitamin C, có thể giúp cơ thể hấp thụ quercetin hiệu quả hơn.

Tác dụng phụ của Quercetin?

Khi sử dụng Quercetin bạn sẽ thấy xuất hiệu một số triệu chứng như nhức đầu, đau dạ dày. Ngoài ra, một số sản phẩm có thể gây mất chức năng protein và nếu sử dụng quercetin liều cao sẽ gây tổn thương thận.

Những người có dạ dày nhạy cảm có thể bị ợ nóng hoặc trào ngược axit nếu dùng một lượng lớn khi đói bụng. Điều này có thể tránh được bằng cách uống quercetin vào giữa bữa ăn. Hơn nữa, dùng quá nhiều chất bổ sung có chứa chất chống oxy hóa như quercetin và vitamin C cùng một lúc có thể gây phản tác dụng.

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã tìm thấy nhiều lợi ích của quercetin, nhưng nếu mọi người muốn bổ sung chế độ ăn uống với quercetin, trước tiên nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về Quercetin đã giúp bạn đọc nhận biết được những lợi ích của Quercetin đem lại, cũng như có cách sử dụng chúng đúng cách và an toàn nhất. Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Tra cứu