Dopamine là gì?

Đã đăng 05/07/2019

Khi bạn đang vui hay đang yêu, não bộ sẽ tiết ra dopamine – loại hormone tạo nên cảm giác hạnh phúc. Tuy vậy không phải ai cũng biết dopamine là gì và tác dụng như thế nào?

Dopamine là gì?

Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng mang đến sự hứng khởi và tập trung. Dopamine được tạo ra từ trong não bộ bởi tyrosine – một trong 23 axit amin của cơ thể.

Nếu thiếu dopamine con người rất khó có thể tập trung làm một việc gì, uể oải, lười biếng, thậm chí là tuyệt vọng dẫn đến trầm cảm. Nếu cơ thể tiết ra lượng dopamine cao giống như một liều thuốc tăng lực giúp chúng ta luôn vui vẻ, hài lòng và tràn đầy nhiệt huyết với các mục tiêu của mình.

Tác dụng của dopamine với cơ thể thật đáng ngạc nhiên so với sự hiếm hoi của chúng. Dù chỉ chiếm 0,3% số nơ ron thần kinh trong não nhưng lại có thể thay đổi cả cuộc sống của một người. Hóa ra để bí quyết để lúc nào cũng lạc quan, yêu đời thật ra không khó như bạn vẫn nghĩ đúng không? Đúng vậy, chỉ cần bổ sung dopamine vào cơ thể mỗi ngày thôi.

Những cách bổ sung dopamine vào cơ thể

Dưới đây là những cách bổ sung loại hormone “hạnh phúc” mà bạn có thể áp dụng rất dễ dàng.

Bổ sung protein vào chế độ ăn

Dopamine được tạo nên từ axit amin tyrosine. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, tyrosine có nhiều nhất trong thịt bò, trứng, các loại đậu…Tăng cường các loại thực phẩm chứa tyrosine trong chế độ ăn giúp cải thiện trí và tư duy.

Tăng cường lợi khuẩn probiotic

Các nhà khoa học khám phá ra rằng, ruột cũng là nơi sản xuất các tế bào thần kinh, trong đó có dopamine. Vì vậy tâm trạng cũng chịu ảnh hưởng bởi sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên ăn uống các thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic như sữa chua, trái cây, dưa chu, kim chi là cách để rất tốt để cho cơ thể sản sinh dopamine đó.

Loại bỏ chất béo bão hòa

Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chế độ ăn chứa chất bẽo bão hòa như chất béo động vật, bơ…làm tiêu diệt khả năng sản sinh dopamine. Thí nghiệm trên chuột cho kết quả những con được ăn chất béo bão hòa bị thiếu hụt dopamine và không hoạt động nhanh nhẹn như những con được tiêu thụ chất béo không bão hòa.

Chất béo bão hòa cũng là nguyên nhân gây viêm, có thể làm thay đổi hệ thống sản xuất dopamine.

Tập thể dục thường xuyên

Đặt câu hỏi nằm ngủ thêm 30 phút hay dậy sớm, xỏ giày vào và chạy bộ 30 phút buổi sáng khiến bạn hạnh phúc hơn. Nếu câu trả lời hẳn là đa số mọi người sẽ nghĩ rằng đương nhiên ngủ thêm 30 phút hạnh phúc hơn chứ thì thông tin sau có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại. Vận động cơ thể không chỉ giúp thể hình đẹp hơn mà còn giúp não sản sinh ra dopamine giúp cải thiện tâm trạng. Đó là lý do vì sao các bệnh nhân Parkinson được khuyên nên vận động thường xuyên để làm tăng nồng độ dopamine giúp cải thiện khả năng vận động.

Ngủ đủ giấc

Thức dậy sớm tập thể dục là rất tốt, nhưng ngủ đủ giấc còn quan trọng hơn. Bởi theo các nghiên cứu dopamine sẽ được tiết ra nhiều nhất vào lúc sáng sớm sau một đêm ngon giấc. Ngủ đủ và sâu từ 6-8 tiếng mỗi ngày giúp mức dopamine luôn cân bằng, tâm trí sảng khoái.

Nghe nhạc không lời

Có một khám phá thú vị rằng thư giãn bằng nhạc không lời cũng là một cách giúp não sản sinh ra dopamine do tác động đến vùng cảm xúc của não. Nghe một giai điệu du dương có thể làm bạn vui vẻ hơn do nồng độ dopamine tăng lên 9%. Đây là một con số rất thuyết phục để bạn nên nghe nhạc không lời.

Thiền

Thiền không phải bộ môn cao siêu của các nhà sư, ngày nay rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến thiền như một cách giúp cải thiện sự tập trung. Thiền giúp chúng ta nhìn sâu vào bên trong, học cách yên lặng và thật bất ngờ là nếu bạn thực hiện bài thiền trong vòng một giờ lượng dopamine sẽ tăng lên đến 64%.

Dopamine được ví là hormone hạnh phúc, rất cần thiết đối với cơ thể. Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu về dopamine và tác dụng tuyệt vời của loại hormone đặc biệt này.

Tra cứu