Bulimia nervosa là bệnh gì?

Đã đăng 11/03/2019

Bulimia nervosa là chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng thường mắc ở những người ám ảnh với cân nặng. Bệnh làm gia tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục của chứng bulimia nervosa trong bài viết sau.

Bạn biết gì về Bulimia nervosa?

Bulimia nervosa hay còn gọi là rối loạn ăn uống liên quan đến thói quan đến thói quen ăn uống bất bình thường. Người bệnh sẽ ăn quá nhiều, quá ít, ăn không kiểm soát trong một khoảng thời gian.

Nhưng khi dung nạp lượng lớn thức ăn họ sẽ thấy buồn nôn sau khi ăn và lập tức nôn ra hết tất cả các thực phẩm mà họ đã dung nạp vào cơ thể.

Rối loạn ăn uống thường gặp ở người ám ảnh về cân nặng của bản thân dẫn đến việc ăn uống không đúng cách. Từ đó, làm cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Hiện nay chứng bulimia nervosa được chia làm 3 dạng khác nhau như:

  • Chán ăn;
  • Háu ăn ;
  • Ăn uống không thể kiểm soát.

Chứng rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ, nhưng nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn.

Quá trình điều trị nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần có sự phối hợp từ những người thân trong gia đình để giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của bệnh này.

Triệu chứng nhận biết bệnh bulimia nervosa

Những người rối loạn ăn uống sẽ không biểu hiện ở cân nặng, vì thế bạn nên tập trung vào một số biểu hiện khác trong cơ thể như sau:

  • Luôn quan tâm quá mức đến cân nặng của bản thân;
  • Luôn có tâm lý sống trong nỗi sợ hãi tăng cân;
  • Ăn quá nhiều đồ ăn một cách bất thường;
  • Mất kiểm soát khi ăn;
  • Buồn nôn sau khi ăn hoặc buộc cơ thể nôn ra lượng thực phẩm vừa được dung nạp vào;
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu sau khi ăn;
  • Nhịn ăn thường xuyên;
  • Lạm dụng các loại thuốc cân;

Mức độ nghiêm trọng là khi bạn nhịn ăn trong thời gian dài, dẫn đến thiếu chất nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống bulimia nervosa

Thực tế không có nguyên nhân chính xác cho hội chứng rối loạn ăn uống. Chủ yếu xuất phát từ yếu tố tâm lý, di chuyển, di truyền, sức khỏe và nhiều yếu tố xã hội khác như:

Di truyền

Những người có bố mẹ, anh chị em trong gia đình bị chứng rối loạn ăn uống sẽ có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng bulimia nervosa. Một số người ngay từ khi sinh ra đã có gen mang bệnh này.

Yếu tố tâm lý và tình cảm

Những bệnh nhân gặp các vấn đề về tình cảm, tâm lý của bản thân như: chứng trầm cảm, rối loạn lo âu. Đôi khi, những người bệnh luôn cảm thấy tiêu cực về bản thân, căng thẳng nên kích thích họ ăn nhiều hơn mức bình thường.

Mặt khác, nhiều người luôn mang trong mình ám ảnh quá béo cũng làm họ dễ gặp phải chứng rối loạn ăn uống cao hơn.

Chế độ ăn kiêng

Những người ăn kiêng sẽ tăng nguy cơ mắc chứng bulimia nervosa cao hơn mức bình thường.

Điều này xảy ra khi cơ thể không nạp đủ lượng calo vào trong cơ thể dẫn đến việc sau khi ăn xong họ vẫn có nhu cầu nạp thêm năng lượng bằng cách nạp nhiều đồ ăn khác vào cơ thể để bù đắp sự thiếu hụt này.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Bulimia nervosa là gì?

Bulimia gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm về tâm lý và thể chất của người bệnh như:

  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội;
  • Thiếu chất, mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy thận;
  • Gặp các vấn đề về tim mạch;
  • Mắc các bệnh về răng và nướu;
  • Kinh nguyệt không đều;
  • Các vấn đề nghiêm trọng của hệ tiêu hóa;
  • Lo lắng, trầm cảm;
  • Dễ lạm dụng rượu và ma túy;
  • Tự tử.

Các phương pháp điều trị bệnh bulimia nervosa

Điều trị chứng bulimia nervosa chủ yếu tập trung vào khắc phục triệu chứng rối loạn ăn uống của người bệnh. Các biện pháp y tế được can thiệp bao gồm:

Điều trị tâm lý

Quá trình điều trị tâm lý sẽ góp phần thay đổi các thói quen không tốt trong ăn uống của người bệnh. Phương pháp áp dụng bao gồm:

  • Liệu pháp điều trị nhận thức hành vi (CBT);
  • Liệu pháp điều trị dựa trên gia đình (FBT).

Điều trị rối loạn ăn uống tại bệnh viện

Nếu người bệnh có biểu hiện chán ăn thường xuyên gây suy dinh dưỡng nặng. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhập viện để chẩn đoán và điều trị khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Thuốc

Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm, bất ổn tâm lý sẽ dược chỉ định dùng thuốc để điều trị. Sau đó mới điều trị cho chứng rối loạn ăn uống.

Mong rằng, với thông tin hữu ích về chứng bulimia nervosa trên đây, sẽ giúp bạn sớm khắc phục bệnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu của rối loạn ăn uống bạn nên sớm gặp bác sĩ để điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Tài liệu tham khảo:

Truy cập lần cuối ngày 11/3/2019 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC419300/

Truy cập lần cuối ngày 11/3/2019 https://www.eatingdisorders.org.au/eating-disorders/bulimia-nervosa

Truy cập lần cuối ngày 11/3/2019 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bulimia/symptoms-causes/syc-20353615

Tra cứu