Bệnh hen suyễn có lây không?

Đã đăng 31/12/2018

bệnh hen suyễn có lây không

Hen suyễn có lây không khi nhiều người thường làm tưởng, bệnh lý đương hô hấp này cũng như lao hoặc cúm chỉ cần tiếp xúc chung bầu không khí với người bệnh là có thể bị lây nhiễm.

Bệnh hen suyễn hay có tên gọi là hen phế quản, đây là bệnh mãn tính đường hô hấp. Khi bị bệnh bạn sẽ có dấu hiệu tức ngực, ho và các triệu chứng khó thở hụt hơi.

Bệnh hen suyễn có lây không?

Thực tế bệnh hen phế quản không phải là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như nhiều người vẫn nghĩ. Bệnh được hình thành do di truyền, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh.

Các cơn hen phế quản có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi bạn bị dị ứng thời tiết, ô nhiễm, ăn hải sản, uống nước đá… Hen suyễn rất khó điều trị và những người bệnh thường phải sống với những triệu chứng bệnh hen cả đời.

Xem thêm: 8 cách giảm triệu chứng hen suyễn tại nhà

Do đó, bệnh hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm, nên bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường với người bệnh.

Không lây truyền thì người mắc hen suyễn do đâu ?

Không lây truyền nhưng chúng ta có rất nhiều tác nhân gây ra hen suyễn, thường gặp nhất là do dị ứng, di truyền từ bố mẹ sang con, cụ thể:

Do di truyền

Trẻ em được sinh ra trong gia đình có bố, mẹ hay cả 2 người mắc bệnh thì khả năng đứa trẻ sinh ra cũng nhiễm bệnh khá cao.

Dị ứng với thức ăn

Có rất nhiều thực phẩm gây ra dị ứng cho cơ thể như trứng, hải sản, tôm, cua, cá… đây đều là thực phẩm quen thuộc được sử dụng làm món ăn hàng ngày. Khi ăn vào, cơ thể sẽ phản ứng lại các loại thực phẩm và gây nên dị ứng.

Mặc dù đây không phải là dấu hiệu của bệnh hen nhưng khả năng phát bệnh hen suyễn ở những người này khá cao. Vì thế, để ngăn chặn tình trạng này bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây bệnh.

Dị ứng với các chất hóa học

Thói quen sử dụng nước hoa xịt phòng, các chất tẩy rửa có lượng chất hóa học nhất định. Nếu bạn là người nhạy cảm sẽ dễ dẫn đến dị ứng và xuất hiện thêm các căn bệnh khác nhau, trong đó có cả hen. Do đó, khi có cơ địa mẫn cảm bạn nên hạn chế sư dụng các chất hóa học có hại cho cơ thể.

Chất kích thích

Trong các loại rượu có chứa chất sulfite và histamine, đây là hai chất không được sử dụng với những người nhạy cảm. Ở những nhười bệnh suyễn, sử dụng rượu bia sẽ làm gai tăng tỷ lệ phát bệnh cao hơn.

Vì thế, những người bệnh mẫn cảm sẽ được bác sĩ khuyến cáo tránh xa rượu bia, các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

Khói bụi và sự ô nhiễm môi trường

Tiếp xúc với nhiều khói bụi, ô nhiễm hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng trong cơ thể. Một số người bình thường, tiếp xúc nhiều với khói bụi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, hen phế quản trong tương lai.

Bệnh hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Vì thế bạn cần có những biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp nhất, để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

 

Tra cứu